Uống
trà là một nghệ thuật có tính cách văn hoá và xã hội. Thời gan uống trà cũng là
một thái độ tĩnh tâm và tu luyên, giúp cho cuộc sống thêm thư giản và quên bớt
phiền não, bon chen, cho nên xưa nay đã trở thành những nghi thức hay tôn giáo
gần như khắp thế giới.
ĐẤU
TRÀ : Theo Thái Vĩnh Chương, một chuyên gia nổi tiếng về trà của Đài Loan, thì
môn đấu trà của người Tàu, bắt đầu từ đời nhà Tống, sau đó bành trường sang
Nhật Bổn thành môn Đoán Trà.
Đây không
phải là cuộc thi đấu võ thuật, thuần tuý chỉ có đấm đánh mà thôi, trái lại Đấu
Trà là một cuộc thi đòi hỏi thí sinh phải có thực tài và sự hiểu biết cao thâm
chẳng những về trà, mà còn phải tinh thông đủ tính, y, lý, đạo làm người khiêm
thụ ích mãn chiêu tốn, tức là người khiêm tốn luôn thu được lợi ích còn kẻ tự
mãn chỉ chuốc lấy tổn hại. Tóm lại đấu trà tại Trung Quốc với tất cả các loại
trà, còn đoán trà ở Nhật Bản chỉ với trà xanh mà thôi.
Tại
Trung Hoa, khi xuân về Tết đến, tiết trời ấm áp êm dịu, làm cho những đồi chè
cây bắt đầu trổ lá non mơn mởn, cũng là lúc khắp nơi người ta nô nức mở hội đấu
trà. Có hai cách thi đấu, thứ nhất là thi pha trà và thứ hai là thi nhận loại
trà . Nói chung thì thi loại nào chăng nửa, thí sinh phải đạt tới mức thượng
thừa về trà, mới mong chiếm giải. Trong cuộc thi, trước hết Ban giám khảo đưa
cho thí sinh xem trươc năm mẫu trà. Sau đó bí mật pha chế thành nhiều chén trà
để các thí sinh nhắm và đấu với nhau, cũng như bình phẩm để phân loại trà theo
các hạng tùng, trúc, mai, lan, cúc. Tuy nhiên điểm then chốt của cuộc thi vẫn
là miêu tả trà qua hương sắc, mùi vị, từ đó cho biết độ lên men, cách sao tẳm,
lá chè già non và xuất xứ của trà. Thời xưa trong các cuộc đấu trà, còn có phần
ngâm thơ, phổ nhạc. Hiện nay tại Trung Quôc còn lưu trữ một bài thơ truyền khẩu
về “Ẩm Trà”: đại khái như sau: “một chén trơn môi trơn cổ, hai chén hết nỗi cô
buồn, ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn quyển, bốn chén vã
mồ hôi nhẹ, bình sinh mà không bình sự, năm chén gân chén thanh sạch, sáu chén
thông đạt diệu linh, bảy chén như bổng như bay”. Những điều trên cho thấy cổ
nhân nghiện và thích thú trà đến mức nào.
THI
PHA TRÀ
Yip-Wai-Man
hiện được người Hồng Kông tôn xưng như là một bậc thầy trong việc thưởng thức
và thi pha trà, khi sự kiện này được nâng thành một nghệ thuật Trước năm 1997,
Hồng Kông là nhượng địa của người Anh và từ đó nơi miền đất này người Anh được
nổi tiếng là một trong những dân tộc trên thế giới thích uống trà nhất. Tuy
nhiên về cách pha chế và thưởng thức thì người phương đông sành điệu hơn và họ
đã tạo thành một nền văn hóa trà độc đáo. Đối với một số người Hồng Kông sành
điệu, thì việc pha trà là cả một nghệ thuật hay nói đúng hơn đó là thứ đam mê
của cả đời người, dĩ nhiên cái giá để thỏa mãn cái thú đam mê trên là sự tốn
kém, khi mua sắm các loại trà nổi tiếng như Thiết Quan Âm rất mắc mõ, cũng như
các loại bình, ấm, chén khay dùng trong việc uống trà, nhất là tại hòn đảo giàu
có này. Thật ra thi pha trà đã phổ biến từ đời nhà Tống, do các quan lại trong
triều, các nho sĩ và những thương nhân đua tài. Quy luật của cuộc thi rất
nghiêm ngặt, nhiều nhà giàu còn dùng cả những chiếc muổng bằng vàng để khuấy
trà. Tại Hồng Kông ngày nay, cuộc thi pha trà thường được các tổ chức công tư
bảo trợ và được sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp kể cả học sinh, nhằm mục
đích trao đổi sự hiểu biết và các kỹ thuật liên quan tới trà. Ngày 12-7-1997 có
12 thí sinh dã lọt vào chung kết cuộc thi pha trà tại Hồng Kông, thật là gay
go, mỗi người chỉ có 15 phút vừa để pha ba lần trà. Sau đó là cuộc sát hạch về
kiến thức, lịch sữ và triết lý trà. Điểm chấm để xếp hạng căn cứ vào bốn yếu tố
như hương vị trà, kỹ thuật pha chế, bộ đồ trà và phong độ của thí sinh. Hội
đồng giám khảo gồm 10 chuyên gia về trà ở Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Cộng và Tân Gia Ba. Có ba giải đồng hạng nhất với tiền thưởng và các tài vật
trị giá tới 68.000 tiền Hồng Kông, hạng nhì 38.000 và hạng ba 18.000. Theo
chuyên gia Yip thì người Hồng Kông đam mê trà thường pha chế theo cách tổng hợp
giữa Trung Hoa và Anh. Riêng những người già thì sau khi uống trà xong, họ ăn
luôn xác trà gọi là rau đắng. Ngoài ra người Hồng Kông còn xào lá trà với gừng
và hành tươi làm món súp trà. Tóm lại trà đã trở thành một triết lý sống tại
đây và dã có nhiều câu lạc bộ chuyên về trà ra đời với đông đảo hội viên. Cũng
đã có một nhà bảo tàng chứa đủ tài liệu cùng các vật dụng liên quan tới trà.
TRÀ
LỄ, BƯỚC ĐẦU RÈN LUYỆN SỰ KHỔ HẠNH TẠI NHẬT
Người
Nhật gọi nghi lễ dùng trà là Chanoyu, ca tụng cái đẹp giữa sự hài hoà từ thiên
nhiên cùng tính khắc khổ của con người. Đây là trà đạo và đối nhiều phụ nữ Nhật
cũng là một nghề nghiệp chuyên môn khổ luyện mới đạt được vì những động tác của
trà lễ là một hệ thống chặt chẽ, song hành với cách ăn vận bộ quốc phục Kimono
truyền thống cùng cách cắm hoa. Trước khi hành lễ, các đệ tử phải cúi đầu sát
đất để chào một cây quạt đặt ngay ngạch cửa, vì vật này tượng trưng cho thanh
kiếm của các võ sĩ đạo ngày xưa, đặt trước trà đình khi hành lễ. Theo Nhật sử
thì chính một thiền sư của Trung Quốc tên Eichu đã mang trà đạo vào nước này từ
thế kỷ thứ XV. Suốt bao thế kỷ, trà đạo chỉ dành cho nam giới, qua các thành
phần tu sĩ, quí tộc, thương nhân cùng chiến binh. Mãi tới thời Minh Trị Thiên
Hoàng mới được mở rộng cho nữ giới nhưng đồng thời cũng bị đe dọa trước sự hội
nhập của nền văn minh cơ khí Tây Phương. Ngày nay qua cuộc sống bon chen từng
giờ để kiếm sống và đoạt vị, nam giới Nhật hầu hết không còn thời gian để nghĩ
tới trà đạo, mặc dù nó là một môn học bắt buộc tại các trường Trung Học. Cũng
do nghề trà đạo kiếm rất nhiều tiền, nên luôn có những lớp học riêng tại nhà,
đa số do nữ nhân giảng dạy, học viên cũng được tuyển chon theo quy luật truyền
thống và rất hạn chế, nhằm bảo đảm phẩm chất của trà đồ khi ra đồi hành đạo.
Tuy nhiên dù muốn dù không, đỉnh cao của trà lễ vẫn còn nằm trong tay nam giới.
Đó là những đại danh sư, có thẩm quyền trong việc cấp bằng tốt nghiệp môn
Chanoyu cho giáo viên, hầu hết đều ở Tokyo, bằng một giá cắt cổ. Có vậy những
người tốt nghiệp mới được phép hành nghề. Điều cũng đáng vì các đại danh sư
hiện nay toàn là hậu duệ của Tổ sư môn Chanoyu, từ thế kỷ thứ XV là Sen Rikyu .
Ông sống vào thế kỷ XVI, phục vụ cho lãnh chúa lừng lẫy lúc đó là Toyotomi
Hideyoshi, người đã dựng lên một trà đình ngay tại chiến trường với các nghi
thức trà lễ, giống như thuở trước, Trương Lương dùng tiếng sáo đánh tan qu6n
của Bá Vương tại Cai Hạ, ở đây đich quân cũng xao xuyến và nản lòng trước hương
vị của trà. Năm 1585 , lãnh chúa Hideyoshi được Thiên Hoàng bổ nhiệm làm tể
tướng , nên ông này lại cử thiền sư Sen Rikyu làm chủ tế buổi trà lễ cho nhà
vua tại một trà đình xây bằng vàng . Nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì, lãnh
chúa Hidoyosho bị tẩu hỏa nhập ma và kết tội Rikyu đã đầu độc, nên bắt thiền sư
phải tự xữ bằng cách mổ bụng chết. Tóm lại khi mọi người bước vào thế giới tĩnh
lặng của trà lễ, thì họ chỉ còn là những chiếc bóng đã tự rũ bỏ lại bên ngoài
tất cả. Trong suốt thời gian thiền vị, bên bình trà bột xanh, các trà đồ trong
tư thế đặc biệt đã thực hiện được cái đẹp thực sư bằng cái triết lý hòa hợp
giữa chân, thiện, mỹ thuần khiết. Thật vậy trong trà thất cô tịch, bên ngoài
các đoá hoa anh đào đang lao xao đâm chồi dưới bầu trời lạnh băng tuyết phủ của
mùa đông, thế nhân như thoát tục giữa lúc nhắp từng ngụm trà màu hổ phách nóng
hổi, đựng trong các chén sứ trắng tinh xinh xắn, khiến cho người quên người,
quên đời, quên hết dục vọng mà đắm mình trong không gian và tâm hồn tĩnh lặng
như mặt nước hồ thu lúc yên bình. Với người Nhật, trà đạo là một tôn giáo không
có giới hạn, hận thù mà là một cách tu luyện khổ hạnh của triết môn thần học về
thực hành, tạo tinh không đối xứng trong trí tưởng , gần giống như thiền học,
qua nghệ thuật linh cảm, nên rất hợp với phụ nữ Nhật trong thế giới xô bồ hiện
tại.
0 comments:
Post a Comment